Trước tiên, cần phải hiểu “Sổ đỏ” là tên thường dùng để gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Trong khi đó, Sổ hồng là tên gọi chính thức là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994) của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
Do để thuận tiện cho cách gọi tên trong đời sống, người dân đã dựa vô màu sắc của loại giấy chứng nhận (đỏ và hồng) để gọi tên, chứ luật về đất đai từ trước đến nay chưa từng có khái niệm về “Sổ hồng, Sổ đỏ”.
Thực tế, từ ngày 10/12/2009, “Sổ hồng, Sổ đỏ” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi đầy đủ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Hiện nay, Sổ hồng và Sổ đỏ đều có giá trị pháp lý, và giá trị đó thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền. Nói cách khác, giá trị của từng loại sổ nằm ở từng thửa đất, căn nhà, và các tài sản khác gắn liền với đất, còn bản chất sổ chỉ là tờ giấy ghi nhận quyền nên sổ không có giá trị.
Như đã nói trên, Sổ đỏ hay Sổ hồng đều là một loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đều được pháp luật thừa nhận, có giá trị ngang nhau. Do vậy bạn không cần phải đổi từ Sổ đỏ sang Sổ hồng trừ khi bạn có nhu cầu.
Các trường hợp được đổi sổ đỏ sang hồng được quy định tại khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định. Chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận giữa các thửa đất có thể không giống nhau vì mỗi thửa đất có nguồn gốc, tình trạng sử dụng đất là khác nhau.
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20, 21, 22, 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, điều kiện được cấp Giấy chứng nhận được chia thành 02 trường hợp chính:
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
Ngoài 02 loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cả quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh theo từng trường hợp, cụ thể:
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng).
Lưu ý: Theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lựa chọn nộp bản sao hoặc bản chính giấy tờ, cụ thể:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu
Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn
Bước 2: Phòng Tài nguyên và môi trường của UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu.
Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:
Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.
Bước 4. Đến thời điểm được hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
Theo điều 4 nghị định 45/2014/NĐ-CP và Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật đất đai, thì:
Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất x Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất – Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định tại Điều 12 Nghị định này (nếu có) – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có)
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian giải quyết được quy định như sau:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính các khoảng thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Tùy thuộc vào thửa đất có giấy tờ hay không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, diện tích, nguồn gốc, loại đất,… mà số tiền phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu giữa các thửa đất là khác nhau.
Trường hợp 1: Có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013
Nếu hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và sử dụng ổn định thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Khi đó, người dân chỉ phải nộp lệ phí trước bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, phí thẩm định hồ sơ (chỉ một vài tỉnh thu).
Trường hợp 2: Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trong trường hợp này bạn có thể sẽ phải đóng 4 khoản phí sau:
Theo Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”
Giấy chứng nhận đứng tên một người vẫn có thể là tài sản chung.
Sổ đỏ, Sổ hồng không phải là tài sản vì khi chúng không tồn tại (bị cháy, hủy hoại,…) thì quyền sử dụng của người sử dụng đất không bị chấm dứt. Song, thực tế, chúng là những chứng thư pháp lý để Nhà nước xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp.
Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực đã quy định thống nhất hai loại giấy nêu trên thành một loại giấy chung có tên gọi: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Cả hai đều có giá trị pháp lý.
1 số nghị định mình lấy bên thuvienphapluat.vn cho cụ thể
chúc anh em học pháp lý vui vẻ