1. Svalbard Global Seed Vault, Na Uy
Nằm sâu trong Vòng Cực Bắc, trên đảo Spitsbergen của Na Uy, hầm giống Svalbard được xây dựng sâu bên trong một ngọn núi và còn được biết đến với tên gọi “hầm tận thế”. Ngay cả trong những sự kiện hay thảm hoạ kinh hoàng nhất của lịch sử loài người, hầm vẫn sừng sững bảo tồn những nét dị biệt và xứng danh là nơi lưu trữ hạt giống an toàn nhất thế giới. Căn hầm này đã được xây dựng khoảng 200 năm và hiên ngang chống chọi với cả động đất lẫn núi lửa phun trào. Nằm vững chãi trên sườn núi nên băng có tan chải, hầm vẫn toạ lạc cao hơn so với mặt nước biển. Svalbard chứa hơn 100 triệu hạt giống, là một “backup” hoàn hảo nếu “ngày tận thế” thật sự diễn ra và phần còn lại của loài người lâm vào khủng hoảng lương thực.
Ngay cả CHDCND Triều Tiên cũng gửi hạt giống tại căn hầm này. Syria là đất nước đầu tiên xin hạt giống từ đây để tái thiết lại Trung Tâm Nghiên Cứu Cây Trồng Quốc Tế đã bị phá hoại sau chiến tranh. Nguồn giống quý báu tại căn hầm này là tài nguyên vô cùng quan trọng cho những quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc thiên tai.
Đảo Bắc Sentinel là quê nhà của tộc Sentinel, một bộ lạc thiểu số gần như tách biệt hoàn toàn với nền văn minh hiện đại của loài người. Bộ lạc này được cho là tồn tại nhờ săn bắt, đánh cá. Hòn đảo này không hề có dấu hiệu của trồng trọt, thậm chí là lửa. Mãi đến năm 1967, đoàn thám hiểm đầu tiên mới đặt chân được lên hòn đảo bí ẩn này, tuy nhiên, bộ tộc man di từ chối mọi “tương tác” với thế giới bên ngoài, bất kì ai xâm phạm lãnh địa của họ đều sẽ bị xua đuổi một cách thô bạo. Năm 2006, tộc người rừng rú này đã sát hại 2 ngư dân xấu số lạc vào bờ biển của họ, đến chính phủ Ấn Độ cũng chẳng dám can thiệp vào sự việc. Để giải quyết vấn đề, Ấn Độ quyết định cấm luôn mọi nỗ lực tiếp cận hòn đảo ma quái này.
3. Cổng “Pluto”, Thổ Nhĩ Kì
Toạ lạc tại thành phố cổ Hierapolis, Thổ Nhĩ Kì, cổng Pluto từng là nơi thờ thần Pluto (thần chết) của người La Mã. Nhà sử học Strabo khi đến thăm chiếc cổng này đã nói: “Bất kì sinh vật nào đi qua cổng này sẽ chết ngay lập tức. Tôi thử ném một con vẹt qua cổng và nó tắt thở luôn”. Sau khi được phát hiện ra vào năm 1965, sự nguy hiểm của cổng Pluto đã được chứng minh rõ ràng hơn. Các nhà khoa học đã đo đach được: khu vực này có hàm lượng khí CO2 cao khủng khiếp, đặc biệt về đêm, khi nhiệt độ giảm xuống, lượng CO2 tại đây trở nên nặng hơn cả không khí và đủ để giết chết mọi sinh vật chỉ trong vài phút.
4. Hầm mộ Catacombs, Paris
Thật khó tin rằng ngay giữa kinh đô ánh sáng hoa lệ dập dìu hàng triệu khách du lịch mỗi năm lại có một nơi ít ai được đặt chân đến: hầm rượu Catabombs. Nơi đây nổi tiếng vừa bí ẩn, vừa đáng sợ, được xây dựng từ một phần đường hầm nối với mỏ đá Paris. Nơi này cũng trở thành hầm chứa 6 triệu xác người chết cuối thế kỉ 18. Một phần nhỏ của căn hầm này được mở cửa cho khách du lịch tham quan, bạn có thể thấy hàng ngày bộ xương và đầu lâu được xếp chồng lên nhau. Gần như không ai có thể khám phá được căn hầm dài 170 dặm này vì nguy cơ bị lạc là điều chắc chắn. Tuy nhiên, càng như vậy, dân tình càng tò mò tìm cách thám hiểm hầm, đến mức chính quyền Paris có hẳn một lực lượng cảnh sát riêng quản lí căn hầm này.
5. Đảo Poveglia, Ý
Poveglia là một trong hòn đảo bí hiểm và đáng sợ nhất thế giới. Dưới triều đại La Mã, hòn đảo này được dùng làm nơi nhốt những người mắc bệnh dịch. Tới thời Trung Cổ, khi bệnh dịch trở lại, hòn đảo lại trở thành nơi giam cầm những người mắc bệnh. Một lượng lớn người chết bị chôn tập thể dưới đất hoặc hoả thiêu. Người ta nói, đất đai ở đây thậm chí bị nhiễm khuẩn, 50% là đất và 50% là… tro từ xác người chết. Tới năm 1922, để góp phần cho đảo thêm đáng sợ, người ta mở hẳn một bệnh viện tâm thần tại đây.
6. Ilha Da Queimada Grande (Đảo Rắn), đâu đó trên Đại Tây Dương
Đảo Ilha da Queimada Grande, ngoài khơi bờ biển Brazil, nơi sinh sống của loài rắn đầu vàng được coi là độc nhất thế giới. Hòn đảo này hoàn toàn không có người qua lại để góp phần bảo tồn số lượng cho toàn rắn này, cũng như an toàn cho con người. Vài thống kê khoa học cho rằng cứ một mét vuông trên đảo sẽ có một chú rắn.
7. Khu vực xảy ra thảm hoạ hạt nhân Cherbobyl, Ukraine
Năm 1986, nhân loại rúng động trước thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử loài người: vụ nổ Chernobyl. Hậu quả để lại là lượng phóng xạ quá cao đã khiến mọi người dân địa phương đều phải sơ tán khẩn cấp khỏi khu vực này và Chernobyl đã bị bỏ hoang từ đó đến nay. Tới bây giờ, người ta vẫn tìm thấy giày dép, đồ chơi và các vật dụng cá nhân của các nạn nhân xấu số. Một vài phần của thị trấn Chernobyl vẫn có thể được tiếp cận cho mục đích nghiên cứu, nhưng nói chung phần lớn diện tích của khu vực này vẫn không được phép xâm phạm do bất kì ai đặt chân vào đây đều đối mặt với nguy cơ nhiễm phóng xạ.
8. Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, Trung Quốc
Nằm tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng là nơi tuyệt đối cấm người ra vào. Dù được phát hiện một cách rất tình cờ khi đoàn quân tượng của Tần Vương vô tình… trồi lên mặt đất năm 1974, đến tận bây giờ, lăng mộ này vẫn chưa được khai quật. Các đoàn thám hiểm đều cho rằng công nghệ hiện nay không thể vừa khai quật vừa bảo tồn vẹn nguyên được di tích này, nên mọi sự xâm phạm đều bị cấm.
Đặc khu 51 là một vùng đất hoang vắng được quản lí bởi quân đội Mỹ, nằm cách thành phố Las Vegas 100 dặm. Chính phủ Mỹ một mực phủ nhận sự tồn tại của khu vực này, vô tình lại biến nó thành một trong những nơi bí ẩn nhất thế giới. Ngày nay, đặc khu 51 được biết đến như một trong những nơi thường xuyên xuất hiện UFO. Vì là vùng đất khỉ ho cò gáy nên cơ quan tình báo Mỹ CIA và không quân Mỹ thường xuyên dùng nơi này để tập trận chống khủng bố. Dù là vùng giới nghiêm được quân đội quản lí nhưng nhiều người vẫn tin rằng đã có các nhà khoa học phát hiện ra đĩa bay của người ngoài hành tinh rơi tại đây.
10. Đảo Surtsey, Island
Surtsey là hòn đảo mới hình thành năm 1963 sau một đợt phun trào núi lửa kéo dài tận 3 năm. Giờ đây, đảo này được sử dụng chủ yếu với mục đích khoa học, và công việc chính của các nhà nghiên cứu là tìm ra cách hình thàn của một hệ sinh thái không có con người. Chỉ có vài nhà khoa học được phép tiếp cận hòn đảo này và họ tuyệt đối không được mang theo bất kì hạt giống nào lên khỏi đảo. Tuy nhiên, một vài người không tuân thủ luật này và “đi nặng” lên trên dung nham. Một cây cà chua hiên ngang mọc lên giữa hòn đảo hoang khiến tập thể các nhà khoa học hết sức bối rối. Họ nhận ra sơ suất của mình đã khiến một hệ sinh thái nguyên sơ hoàn toàn bị phá vỡ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nghiên cứu sau này.