Chợ nổi là một văn hóa đặc trưng của MiềnTây Nam Bộ mà các bạn không nên bỏ lỡ. Vì có đi chợ nổi mới thấy hết được nét đặc sắc văn hóa miền Tây sông nước, để khám phá và trải nghiệm quang cảnh ăn uống, buôn bán trên xuồng ghe nhộn nhịp, bồng bềnh. Để vừa có thể dạo chơi vừa nghe những lời rao chân chất, những câu hò, câu hát vọng cổ ngọt ngào của người dân Miền Tây.
Dưới đây là 6 khu chợ nổi nổi tiếng thuộc 6 tỉnh Miền Tây Nam Bộ, nếu có dịp về Miền Tây sông nước bạn nhất định ghé đến để tham quan nhé.
1. Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ – Chợ nổi Miền Tây
Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ
Vị trí:
Chợ nổi Cái Răng ở gần cầu Cái Răng, nằm trên sông Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 6km và mất khoảng 30 phút bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
Điểm đặc trưng:
Nét đặc trưng chính của Chợ nổi Cái Răng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại nông sản, trái cây. Hàng hóa tập trung về đây với nhiều chủng loại và có số lượng rất lớn.
Thông thường chúng ta sử dụng các xuồng, ghe để chở các hàng hóa buôn bán, nhưng đối với Chợ nổi Cái Răng xuồng và ghe còn có một công việc quan trọng khác đó là trở thành “ căn hộ di động”. Bởi lẽ có cái tên này là để du khách có thể hòa mình vào không khí nhộn nhịp, vui tươi và để du khách quan sát, tìm hiểu cách sinh hoạt của gia đình thương hồ.
Nên người dân nơi đây đã xây dựng nên loại hình nhà ở trên sông cho du khách có đầy đủ tiện nghi như dàn âm thanh, tivi, đầu đĩa,…Du khách có thể chụp hình, lưu lại những khoảnh khắc Miền Tây sông nước tuyệt đẹp tại đây.
Chợ nổi không chỉ có xuồng bán nông sản, trái cây mà còn có nhiều dịch vụ ăn uống khác cho khách lựa chọn như: hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi.. có dịch vụ ghe nhỏ để len lỏi phục vụ khách tham quan muốn đi chợ rất thú vị và đặc sắc.
Thời gian hoạt động
Chợ nổi Cái Răng được họp từ sáng sớm và đến tầm 8, 9 giờ thì vãn.
Chợ đông nhất vào lúc 6 – 7 giờ, các bạn có thể lựa chọn khung giờ này để tham quan để thấy hết nền văn hóa sông nước Miền Tây.
Chợ hoạt động rất ít và không hoạt động vào các ngày Tết Âm Lịch (từ mùng 1 đến mùng 2 Tết), Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âm lịch).
2. Chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng – Chợ nổi Miền Tây
Vị trí:
Chợ nổi Ngã Năm nằm ở phường 1, thị xã Ngã Năm, thuộc tỉnh Sóc Trăng. Chợ nổi Ngã Năm là nơi giao nhau của năm con sông đi năm ngã: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.
Điểm đặc trưng
Chợ nổi Ngã Năm là vựa lúa của 3 tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang. Nên việc giao thương hàng hóa tại chợ Ngã Năm rất đa dạng hàng hóa và đông đúc người dân mua bán tại đây.
Do du lịch tại đây còn hạn chế nên lượng du khách đến với Chợ nổi Ngã Năm còn ít. Điều này khiến cho Chợ có tiềm năng du lịch kém hơn so với Chợ nổi khác. Nên Chợ nổi Ngã Năm có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Ưu điểm của Chợ là vẫn giữ được nét hoang sơ, hồn quê của Chợ nổi. Bởi lẽ đó, đây là một nơi có thể đến tham quan để biết rõ hơn cảnh văn hóa buôn bán của Miền Tây sông nước thời xưa.
Thời gian hoạt động:
Chợ hoạt động từ rất sớm, là nơi neo đậu chờ lấy hàng của các thương lái đến từ nhiều miền khác nhau. Do đó, tuy du lịch tại đây không được phát triển nhưng lúc nào cũng tấp nập, đông người và hầu như là hoạt động nguyên ngày.
3. Chợ nổi Ngã Bảy ở Hậu Giang – Chợ nổi Miền Tây
Dòng sông thì rộng mênh mông
Áo em lại thắt lưng ong làm gì
Anh từ Xà No đến
Em từ Ba Láng sang
Sợi tình yêu ai dệt
Trên mặt nước mênh mang
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa
Vị trí:
Chợ Ngã Bảy, còn có tên khác là Chợ Phụng Hiệp, được thành lập năm 1915, là Chợ thuộc thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Điểm đặc trưng:
Chợ nổi Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915, lúc bấy giờ, có hơn 300 ghe, xuồng tụ tập mua bán mỗi ngày. Đây có thể được xem là trung tâm đầu mối của vùng. Chợ nổi Ngã Bảy là Chợ tổng hợp mua bán sỉ lẻ với phong phú các loại mặt hàng mang đến màu sắc cho cuộc sống của miền Tây Nam Bộ. Du khách tới đây sẽ thấy được bạt ngàn màu sắc của rau củ, trái cây, đồ dùng sinh hoạt của miền sông nước. Đặc biệt là màu ruốc chín của Măng Cụt, màu đỏ của Chôm Chôm, vị thơm nồng của Sầu Riêng.
Mỗi thuyền chỉ bán một loại mặt hàng, một loại trái cây, và được treo trên cây sào tượng trưng, người dân gọi là “Cây Bẹo” để thông báo là: “ tôi bán Ổi”, “còn tôi bán Cam”. Rất đặc trưng của văn hóa Miền Tây Nam Bộ.
Đặc biệt ở Chợ nổi nơi đây có Chợ rắn. Chợ nổi Ngã Bảy quanh năm có rùa, rắn, chim, sóc, kỳ đà… phục vụ du khách. Bên cạnh đó sẽ có những đặc sản miền Tây phục vụ các bạn ví dụ như: Phở, Bánh cuốn nóng, Bánh xèo,..Ngoài ra Chợ này còn có lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, ngoài trái cây , nông sản, còn có bán chiếu, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng, gia cầm, thủy hải sản,…
Thời gian hoạt động:
Chợ nổi Ngã Bảy thường bắt đầu từ sáng sớm hằng ngày. Thời gian đông nhất vào lúc 5 đến 8 giờ sáng. Và chợ sẽ hoạt động nguyên ngày nên các bạn hãy đến tham quan nhé.
4. Chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang – Chợ nổi Miền Tây
Vị trí:
Chợ nổi Cái Bè nằm dọc theo cù lao Tân Phong ở sông Tiền Giang giáp ranh giữa ba tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long và Tiền Giang dài cả cây số.
Điểm đặc trưng:
Chợ đã có từ lâu đời, tất cả hàng hóa được chở trên bè ngược xuôi trên sông. Chợ là nơi diễn ra các hoạt động buôn bán rất phong phú từ đồ gia dụng, hàng vải, cho đến thủy hải sản, gia cầm… cho đến thức uống, đồ ăn không thiếu. Chợ nổi tiếng nhất là nơi trao đổi hàng hóa và là vựa trái cây lớn của tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng nhất là: Vú sữa Lò Rèn, Bưởi da xanh, Khóm Tân Lập, Quýt Cái Bè, Cam.
Thời gian hoạt động:
Chợ nổi Cái Bè bắt đầu hợp chợ từ 3 – 4 giờ sáng , thuyền ghe khắp nơi sẽ đổ về tấp nập. Thời gian Chợ hoạt động nhộn nhịp và rầm rộ nhất là khoảng 5 – 6 giờ sáng. Các bạn có thể chụp hình, tham quan Chợ nổi Cái Bè vào buổi sáng, vì đến buổi trưa về chiều Chợ sẽ vắng không còn đông đúc .
5. Chợ nổi Long Xuyên ở An Giang – Chợ nổi Miền Tây
Vị trí:
Chợ nổi Long Xuyên nằm ngay trên sông Hậu, rất gần với Long Xuyên, An Giang.
Là vị trí thuận lợi khi du khách tham quan du lịch ở An Giang.
Điểm đặc trưng:
Không bị tác động bởi thương mại và du lịch, nên Chợ nổi Long Xuyên không xô bồ, chật ních như những Chợ khác. Không gian bình lặng yên ả trải dài trên sông. Thương hồ cũng dựng Cây Bẹo bán trái cây nhưng đa phần là trao đổi buôn bán. Việc mua bán dễ dàng như được mặc định.
Điểm khác biệt của Chợ nổi Long Xuyên mà các bạn không thể bỏ qua khi đến tham quan là hàng hóa, nông sản chia theo cụm, người bán dứa theo dứa, tiểu thương dưa theo dưa. Thông thường những chiếc ghe chiếc thuyền buôn bán miệt mài ở đâu nhưng khi họp chợ là phải neo đậu đúng vị trí.
Đặc biệt của Chợ nổi Long Xuyên là giá cả của các mặt hàng được bán rất rẻ. Người mua không cần phải mặc cả (trả giá), người dân nơi đây buôn bán bằng tấm lòng mến khách, thơm thảo, đúng chất của con người Miền Tây sông nước miệt vườn.
Thời gian hoạt động:
Cũng như các Chợ nổi khác, thời gian họp Chợ cũng rất sớm. Nhưng từ bến đò Ô Môi, muốn khám phá Chợ nổi Long Xuyên thường du khách phải đi từ lúc 5h50 sáng. Chỉ có thời điểm này, các bạn mới có thể ghi lại được những tấm ảnh đẹp của mặt trời mọc và hít trọn bầu không khí trong lành của buổi sớm mai.
6. Chợ nổi Trà Ôn ở Vĩnh Long – Chợ nổi Miền Tây
Vị trí:
Chợ nổi Trà Ôn thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đây cũng là Chợ nổi cuối cùng trên sông Hậu, trước khi đổ ra biển. Chợ nằm ngay ngã ba sông Mang Thít và sông Hậu.
Điểm đặc trưng:
Nét đặc trưng của Chợ nổi Trà Ôn so với các Chợ nổi khác chính là họp Chợ theo con nước. Thông thường Chợ đông vào buổi sáng, nhưng đông đúc nhất vào thời điểm con nước lớn. Do đó các bạn có thể ngắm nét đẹp của Chợ vào tất cả cả buổi trong ngày tùy theo con nước.
Đặc sắc nhất là tại đây tất cả hàng hóa nông sản đều được mua bán theo nhóm và được phân phối từ ghe vườn theo dạng bán sỉ. Nét độc đáo này cũng tạo nên nét đặc trưng riêng cho Chợ nổi Trà Ôn, góp phần thu hút khách du lịch, nhất là khách nước ngoài.
Buôn bán trên Chợ chủ yếu là trái cây: có Dừa Xiêm, Chuối Tiêu, Dứa, Ổi, Mít Na, Cam Sành, Cóc, Bưởi… Tại Chợ nổi Trà Ôn còn có một ăn trở thành đặc sản nơi đây đó là Bún bò viên ăn kèm với rau chuối.